Tưa lưỡi là một loại bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là các bé trong độ tuổi từ 0 – 5 tháng tuổi. Loại bệnh này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bé cực kỳ khó chịu, đau đớn, bỏ ăn, cơ thể mỏi mệt. Nếu bé nhà bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy áp dụng ngay mẹo hay trị dứt điểm tưa lưỡi tại nhà cực kỳ đơn giản sau đây nhé!
Vì sao trẻ bị tưa lưỡi?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh tưa lưỡi:
- Nguyên nhân chính gây nên bệnh tưa lưỡi ở trẻ đó chính là do một loại nấm Candida albican. Loại nấm này thường cư trú và sinh sống trong đường ruột của trẻ.
- Sử dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến nấm candida albican phát triển nhanh chóng, dẫn đến trẻ bị tưa lưỡi.
- Do lưỡi của trẻ bị tổn thương, tạo nơi trú ngụ tuyệt vời cho nấm sinh sôi và phát triển.
Biểu hiện của bệnh tưa lưỡi là gì?
Khi thấy bé cưng nhà mình xuất hiện các triệu chứng sau, rất có thể bé đã bị bệnh tưa lưỡi:
- Bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng hoặc xám (có thể còn ở bên trong của má, môi, vòm họng).
- Các mảng xơ vữa của bệnh tưa lưỡi thường khá to và nó giống như hạt sữa đông trong miệng bé.
- Các tổn thương này có thể gây đau cho bé, dẫn tới biếng ăn. Đối với một số bé khác, dường như không có cảm giác khó chịu nào.
Mẹo hay trị tưa lưỡi tại nhà an toàn và hiệu quả
Mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy lưỡi và khoang miệng bé xuất hiện nhiều đốm trắng, hãy bình tĩnh và áp dụng thử một số mẹo hay chữa dứt điểm loại bệnh này sau đây.
1, Dùng rau ngót
Mẹ hãy lấy một nắm rau ngót, rửa sạch và tráng bằng nước sôi để nguội. Tiếp đó, cho rau vào cối giã nhỏ để lấy nước. Sau đó, dùng miếng rơ lưỡi lau lưỡi và khoang miệng cho bé. Đây là phương pháp dân gian vẫn được rất nhiều mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
2, Dùng nước trà xanh
Thêm một cách chữa tưa lưỡi bằng phương pháp dân gian mà các mẹ có thể tham khảo đó là dùng nước trà xanh.
Với mẹo này, cách thức thực hiện như sau: lấy 1 nắm lá trà xanh sau đó rửa sạch, đun sôi (cho thêm vài hạt muối trắng). Dùng khăn sữa hoặc rơ lưỡi chuyên dụng cho trẻ nhúng vào nước trà xanh đã nguội để lau lưỡi cho bé. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho bé 6 tháng tuổi trở lên.
3, Nước muối loãng
Với trẻ bị tưa lưỡi mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng nước muối loãng bằng nước sôi để nguội, hoặc nước muối sinh lý nồng độ 0.1% để tiến hành rơ lưỡi cho bé từ trong ra ngoài khoang miệng. Nhớ là chỉ nên rơ nhẹ nhàng, tránh cọ mạnh khiến bé bị đau, thậm chí là bị loét ở vùng bị nấm.
Trong quá trình vệ sinh, đánh tưa lưỡi cho bé, nhiều bố mẹ cố dùng sức để đánh bay hết đốm trắng trong miệng bé. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến bé bị đau và sợ mỗi khi ai đó cho tay vào miệng mình. Do vậy mà chúng ta nên rơ thành nhiều lần trong nhiều ngày để tránh làm tổn thương khoang miệng của bé.
Trong trường hợp bố mẹ để trẻ bị tưa lưỡi quá nặng, nấm quá dày đặc, áp dụng các mẹo trên không thấy thuyên giảm, hãy nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được điều trị dứt điểm, tránh làm bệnh thêm trầm trọng nhé!
MỘT SỐ MÓN ĐỒ CHƠI CHO TRẺ EM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1, NÊN MUA Ô TÔ ĐIỆN TRẺ EM BÁNH NHỰA, BÁNH BƠM HƠI HAY BÁNH CAO SU?
2, LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI BÉ CHƠI CÙNG XE MÁY ĐIỆN TRẺ EM
|