Mặc dù không nghiêm trọng như các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng tay chân miệng vẫn có thể lây lan và tiến triển nặng hơn, gây nên những biến chứng nặng nề nếu bố mẹ mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc.
Tay chân miệng là bệnh do virus cấp tính lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa gây nên. Hiện loại bệnh này không có thuốc điều trị, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Bệnh thường diễn biến trong khoảng từ 7 – 10 ngày thì các triệu chứng sẽ hết. Bệnh này thường xuất hiện trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.
Và trong quá trình chăm sóc tại nhà, bố mẹ rất dễ mắc phải một số sai lầm sau khiến bệnh tình của bé trở nên nghiêm trọng hơn:
1, Đánh đồng bệnh chân tay miệng với hiện tượng loét miệng
Thời điểm bệnh tay chân miệng bùng phát là vào mùa hè, cũng chính là thời điểm nhiều trẻ bị loét miệng do nóng. Bệnh này cũng có biểu hiện khá giống lở loét miệng với các vết loét đỏ, tổn thương dạng phỏng nước, khi vỡ tạo thành các vết loét nên rất nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng con mình bị loét miệng do thời tiết nóng. Điều này khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn khơn, làm bệnh biến chuyển nặng hơn bởi trẻ không được chăm sóc đúng cách.
Ngay khi có những dấu hiệu loét miệng kèm theo lòng bàn chân, lòng bàn tay có mụn bọng nước, tốt hơn hết bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Không cách ly trẻ với các bé khác
Như chúng ta đã biết, bệnh tay chân miệng do virus gây nên, nên chúng rất dễ lây lan từ người này qua người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, họng, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Để tránh bệnh lây lan sang các bé khác, bố mẹ nên cách ly trẻ khoảng 10 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.
2, Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Khi bị bệnh tay chân miệng, các nốt phỏng trong miệng khiến trẻ cảm thấy đau, khó ăn uống và từ chối việc vệ sinh răng miệng. Do vậy mà có thể dẫn đến các nguy cơ bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…
Nhiều bố mẹ dùng khăn sữa thấm với nước muối sinh lý để vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, cách vệ sinh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể làm vỡ các nốt mụn trong miệng và vô tình đưa nấm ở bên ngoài vào miệng trẻ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tốt hơn hết, sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, bố mẹ hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý. Thêm vào đó, miệng trẻ có cơ chế tự làm sạch nên bố mẹ hãy cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Đây chính là cách vệ sinh răng miệng trẻ nhẹ nhàng, tránh làm trẻ đau đớn mà vẫn đảm bảo không làm bệnh nặng thêm.
3, Ủ ấm quá mức cho con
Nhiều bố mẹ cho rằng, trẻ phải kiêng nước, kiêng gió khi mắc bệnh. Tuy nhiên quan niệm này hết sức sai lầm. Với các mụn nước ngoài da, bố mẹ chỉ cần vệ sinh 1 lần/ngày và không cần dùng thuốc. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C à tuyệt đối không ủ ấm cho trẻ bởi có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, làm tình trạng bệnh thêm nặng. Thay vào đó là mặc quần áo thoáng mát cho trẻ nhé!
4, Lạm dụng truyền nước nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách truyền nước là giải pháp hữu hiệu, cần áp dụng trong mọi trường hợp khi trẻ xuất hiện tình trạng đau ốm.Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên lạm dụng biện pháp này, chỉ nên áp dụng khi trẻ có biểu hiện mất nước nặng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao.
Tốt hơn hết, để tăng sức đề kháng cho trẻ, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước cam, bưởi để bổ sung vitamin C. Bổ sung cách loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như hải sản, lòng đỏ trứng, thịt gà... bởi kẽm là một trong những thành phần quan trọng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Hi vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh chân tay miệng, tránh những sai lầm có thể mắc phải khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
MỘT SỐ DÒNG ĐỒ CHƠI TỐT CHO BÉ CÁC BỐ MẸ CLICK ==>> VÀO ĐÂY ĐỂ XEM
|